Theo công bố mới đây ở Phần Lan, có thể giảm cơn đau do nhiễm trùng tiết niệu mạn tính ở phụ nữ bằng cách thay đổi chế độ ăn. Những người phụ nữ nào thường xuyên uống nước quả tươi, ăn sữa chua và pho mát sẽ ít bị nhiễm trùng tiết niệu( urinary tract ifnections: UTI) hơn.
Đối với những người phụ nữ bị UTI mạn tính thì: uống nước quả tươi 1 cốc/ngày hoặc cô đặc, không thêm đường sẽ giảm được 34% nguy cơ bị đợt tái phát ( nhất là uống loại nước quả mọng); ăn sữa chua hoặc pho mát 3 lần/tuần sẽ giảm được ít nhất 80% đợt tái phát so với người ăn <1 lần/tuần.
Phát hiện này có thể giải thích sự khác nhau giữa các đối tượng thường xuyên đau/ không đau. Thói quen ăn uống là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây tái phát UTI ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, việc hướng dẫn về chế độ ăn có thể là bước đầu tiên trong ngăn ngừa bệnh.
Nghiên cứu về thói quen ăn uống của hai nhóm phụ nữ: nhóm 1 gồm 139 người đã bị một đợt UTI trong vòng 2 tuần trước thời điểm điều tra; nhóm 2 gồm 185 người không bị UTI trong vòng 5 năm. Tuổi trung bình của đối tượng là 30.
Kết quả cho thấy đối tượng thuộc nhóm 2 có uống nhiều nước quả và các sản phẩm sữa chứa pho mát hơn.
Do UTI có thể là từ nhiễm khuẩn ngược đường tiêu hóa và thức ăn có thể làm biến đổi vi khuẩn ruột nên khi ăn hoặc uống những thức ăn chứa nhiều vi khuẩn “tốt” còn sống sẽ có khả năng ngăn ngừa được UTI.
Uống nhiều nước không ngăn được bệnh ung thư bàng quang
Uống nhiều nước vẫn được xem là cách để ngăn chặn bệnh ung thư bàng quang, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người chữa bệnh ung thư bàng quang theo cách này không làm thuyên giảm được căn bệnh.
Nghiên cứu này được tiến hành trên 267 bệnh nhân được điều trị bệnh ung thư bàng quang nhưng sau đó vẫn bị tái phát lại. Những bệnh nhân này đã hoàn thành bảng thăm dò ý kiến về việc uống nước và tất cả họ đều được theo dõi ít nhất 2 năm sau. Kết quả cho thấy gần một nửa trong số họ đã bị phát khối u trở lại một lần hoặc hơn trong suốt thời gian nghiên cứu.
Mọi người thường nghĩ rằng uống một lượng nước cao có thể ngăn chặn được bệnh ung thư bằng cách làm giảm bớt đi lượng hóa chất gây ung thư trong bàng quang hay sẽ rửa sạch những chất này đi trước khi chúng có thể gây tác động có hại.
“ Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng mục đích của việc uống nước này không chắc chắn làm giảm đi tần số của việc tái phát khối u ở bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị ung thư bàng quang”, bác sĩ S. Machele Donat và các bạn đồng sự của mình thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering ở New York đã cho biết.