Ung thư dạ dày khó điều trị trừ khi được phát hiện ở giai đoạn sớm (trước khi nó bắt đầu xâm lấn). Chẳng may, bởi vì ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm rất ít có triệu chứng, bệnh thường diễn tiến xa khi đã được chẩn đoán. Tuy nhiên, ung thư dạ dày trong giai đoạn này cũng có thể điều trị, và triệu chứng có thể thuyên giảm. Điều trị ung thư dạ dày có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị, có hoặc không kết hợp với xạ trị. Tiếp cận với những điều trị mới như là sinh hóa trị liệu và cải tiến những phương pháp đang dùng hiện hành được đưa trên những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân có thẻ dùng đơn thuần hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều tri.
Phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật là phổ biến nhất trong điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật được gọi là cắt dạ dày, sẽ lấy đi một (gần hoàn toàn hoặc một phần) hay tất cả ( cắt toàn bộ dạ dày) kể cả những mô xung quanh dạ dày. Sau khi cắt gần hết dạ dày bác sĩ sẽ nối phần còn lại của dạ dày với thực quản, ruột non, hoặc đã cắt toàn bộ dạ dày có thể ăn xuyên qua hệ bạch huyết do đó những hạch bạch huyết gần khối u được cắt đem thử giải phẫu bệnh để tìm tế bào ung thư. Nếu có sự hiện diện của tế bào ung thư ở các hạch này thì bệnh có thể di căn tới những cơ quan khác của cơ thể.
Hóa trị ung thư dạ dày
Hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Cách điều trị này được gọi là liệu pháp toàn thân bởi vì thuốc vào máu và di chuyển khắp cơ thể.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng được đưa ra để tìm phương pháp tốt nhất về hóa trị trong việc điều trị ung thư dạ dày.
Những nhà khoa học đã đưa ra những ưu điểm của hóa trị trong việc điều trị trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị làm cho khối u teo nhỏ lại hoặc hóa trị được xem như điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Kết hợp điều trị giữa hóa và xạ trị cũng đã được nghiên cứu. Các bác sĩ cũng đã thử điều trị bằng cách cho trực tiếp thuốc chống ung thư vào trong ổ bụng (hóa trị liệu trong phúc mạc). Hóa trị cũng được dùng trong việc nghiên cứu điều trị khi ung thư đã di căn, và được xem như là cách giảm triệu chứng của bệnh.
Hầu hết những thuốc chống ung thư được cho bằng được tiêm, chỉ một ít dùng bằng đường đường uống. Bác sĩ có thể dùng một thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc. Hóa trị được cho theo chu kỳ: Giai đoạn điều trị theo sau là giai đoạn hồi phục, sau đó điều trị tới và như vậy cứ tiếp tục. Thường bệnh nhân được hóa trị thì ở ngoại trú (tại bệnh viện, phòng mạch tư, hoặc tại nhà). Tuy nhiên, tùy theo loại thuốc gì sử dụng, tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà họ có thể nằm viện trong một khoảng thời gian ngắn.
Liệu pháp xạ trị
Là sử dụng những tia có mức năng lượng cao để làm tổn hại tế bào ung thư và ngăn cản chúng phát triển. Cũng giống như phẫu thuật, điều trị tại chỗ, xạ trị tác dụng lên tế bào ung thư chỉ ở vùng điều trị. Xạ trị đôi được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại ở đó. Những nhà nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng lâm sàng cho thấy xạ trị giúp ích rất nhiều trong lúc phẫu thuật (xạ trị trong lúc mổ). Xạ trị cũng có thể được dùng để làm giảm đau hoặc ức chế sự lan rộng của tế bào ung thư. Bệnh nhân phải nhập viện để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày trong một tuần và kéo dài khoảng 5-6 tuần lễ.
Liệu pháp sinh học (cũng được gọi là liệu pháp miễn dịch)
Được dùng để điều trị nhằm giúp hệ miễn dịch cơ thể tấn công và tiêu diệt những tế bào ung thư. Nó cũng có hiệu quả một phần trong việc giúp cho cơ thể hồi phục. Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng các bác sĩ đã nghiên cứu biện pháp sinh học kết hợp với các trị liệu khác nhằm cố ngăn ngừa sự tái phát của ung thư dạ dày. Bệnh nhân trong hoặc sau khi hóa trị có sự giảm số lượng tế bào máu, nếu được dùng liệu pháp sinh học sẽ nhận được các yếu tố kích thích đơn dòng (colony-stimulating factors) giúp hồi phục số lượng tế bào máu trở lại. Bệnh nhân có thể cần nhập viện trong lúc dùng liệu pháp sinh học.
Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân đang điều trị ung thư dạ dày
Đôi lúc, thật là khó có bữa ăn tốt cho bệnh nhân đã được điều trị ung thư dạ dày. Ung thư thường gây chán ăn và bệnh nhân thường không thích ăn khi họ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Khi bệnh nhân bị buồn nôn, nôn ói, loét miệng hoặc bị hội chứng dumping (được giải thích ở trên) thì việc cho ăn là rất khó khăn. Bệnh nhân đã cắt dạ dày thường cảm thấy no sau khi ăn chỉ một ít. Đối với một số bệnh nhân, mùi vị thức ăn bị thay đổi. Tuy vậy, chế độ dinh dưỡng đầy đủ calorie và protein để giúp ngăn ngừa sụt cân, lấy lại sức lực, và tái tạo lại mô bình thường. Những bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng cần giúp đỡ để bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong và sau khi điều trị ung thư.