Các nhà khoa học tại bệnh viện và các trung tâm y tế trên toàn quốc đang nghiên cứu về bệnh lý này để biết thêm về các nguyên nhân gây nên ung thư miệng và cách phòng ngừa. Điều đã biết chắc là không có ai bị nhiễm ung thư từ người khác: ung thư không lây. Hai nguyên nhân gây ung thư miệng được biết đến là rượu và thuốc lá.
Dùng thuốc lá, hút thuốc lá, hút xì gà hay ống điếu, nhai thuốc lá, hay hít thuốc lá chiếm 80-90% nguyên nhân gây ung thư miệng. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng người hút xì gà và dùng tẩu (ống điếu) có nguy cơ bị bệnh tương đương với người hút thuốc lá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc không khói cũng có một nguy cơ đặc biệt hình thành ung thư miệng. Đối với người sử dụng thuốc lá lâu ngày, nguy cơ ung thư càng cao hơn nữa khiến cho việc hít hay nhai thuốc lá ở người trẻ trở nên vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Người bỏ hút thuốc, thậm chí sau nhiều năm sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ ung thư miệng xuống rất nhiều. Các nhóm tư vấn đặc biệt hay các nhóm tự giúp (đồng đẳng) giúp những người đang cố gắng bỏ thuốc một cách hiệu quả. Một số bệnh viện có các nhóm dành cho người muốn bỏ thuốc. Hơn nữa, Dịch vụ thông tin Ung thư và Hội Ung thư Hoa Kỳ có thông tin về các nhóm này tại các địa phương để giúp đỡ người bỏ thuốc lá.
Uống rượu lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ngay cả đối với người không hút thuốc. Tuy vậy, người vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao đặc biệt. Các nhà khoa học tin rằng các chất này làm tăng tác dụng tác hại của nhau lên.
Ung thư miệng có thể bị do tiếp xúc với ánh mặt trời. Có thể tránh được nguy cơ này nhờ sử dụng thuốc thoa hay dầu thoa chứa chất chống nắng. Đội nón rộng vành cũng giúp chặn những tia sáng mặt trời gây hại. Những người hút tẩu có nguy cơ đặc biệt ung thư môi.
Vài nghiên cứu chứng minh rằng nhiều người bị ung thư miệng có tiền sử bệnh bạch sản, là một mảng trắng bên trong miệng. Nguyên nhân của bệnh bạch sản chưa được biết rõ, nhưng có lẽ có liên quan đến hút thuốc và uống rượu nhiều. Hiện tượng này xuất hiện khi một vùng bị kích thích như lợi và nếp miệng của người không dùng thuốc lá kiểu không hút thuốc (nhai, hít…) và môi dưới ở những người hút tẩu.
Một tình trạng khác là hồng sản, xuất hiện mảng màu đỏ ở miệng. Hồng sản thường xuất hiện nhất ở người từ 60-70 tuổi. Chẩn đoán và điều trị hồng sản và bạch sản sớm rất quan trọng vì những mảng này có thể hình thành ung thư.
Những người biết mình có nguy cơ bị ung thư miệng cao nên trao đổi về mối quan tâm này với bác sĩ hay nha sĩ, những người có khả năng gợi ý các phương cách giảm nguy cơ và sẽ lên kế hoạch phù hợp để khám bệnh.