Dấu hiệu của ung thư vú?
Ung thư vú giai đoạn sớm thường không gây đau. Thực tế, khi ung thư vú phát triển lần đầu, có thể không dấu hiệu nào cả. Nhưng khi ung thư tăng trưởng, có thể gây những thay đổi mà người phụ nữ nên để ý:
- Một cục hay chỗ dày lên ở trong hay gần vú hay ở vùng nách.
- Thay đổi kích thước hay hình dáng vú.
- Núm vú rỉ dịch hay đau, hay bị kéo ngược vào vú.
- Vú gợn lên hay lõm vào( da vú trông giống như quả cam).
- Thay đổi da vú, có quầng, hay núm vú sưng, đỏ, nóng, có vảy.
Các bà, các cô nên gặp bác sĩ ngay nếu có một trong những triệu chứng trên. Thường không phải là ung thư, nhưng quan trọng để bác sĩ kiểm tra thì mọi vấn đề sẽ được chẩn đoán, điều trị sớm và như vậy mới an tâm.
Chẩn đoán ung thư vú như thế nào?
Để tìm được nguyên nhân của bất kì dầu hiệu hay triệu chứng nào, đòi hỏi bác sĩ phải khám và tìm hiểu tiền sử bản thân, gia đình của người bệnh cẩn thận. Ngoài ra, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm sau:
Khám vú: Bác sĩ có thể giải thích cục u bằng cách sờ nắn cục u và mô xung quanh nó cẩn thận. U lành thường cảm giác khác u ác. Bác sĩ kiểm tra kích thước và cấu tạo u và xác định xem nó có di chuyển dễ dàng không.
Chụp nhũ ảnh: Chụp X quang vú có thể có được những thông tin quan trọng về cục u vú.
Siêu âm: Sử dụng sóng âm tần số cao, qua siêu âm biết được u nang chứa dịch( không phải ung thư) hay là khối đặc( có thể ung thư mà cũng có thể không là ung thư). Siêu âm được sử dụng cùng lúc với chụp nhũ ảnh.
Dựa trên những kiểm tra này, bác sĩ có thể quyết định không cần làm thêm xét nghiệm và cũng không cần điều trị. Như thế, bác sĩ có thể cần phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên để phát hiện những thay đổi.
Kiểm tra nhanh ung thư vú
Nhóm nghiên cứu ở Đại học Minnesota, Mỹ vừa phát hiện một phương pháp kiểm tra nhanh ung thư vú. Phương pháp này chỉ tốn vài phút với sự hỗ trợ của máy chụp cắp lớp, và đặc biệt là không gây ra một sự khó chịu nào cho bệnh nhân.
Từ trước đến nay, những người nghi ngờ bị ung thư vú phải tiến hành làm sinh thiết, tức lấy các mẫu thử khác biệt ở các mô ngực để xác định xem chúng có bị ung thư hay không. Phương pháp này thường gây ra sự khó chịu.
Mới đây, các chuyên gia ở Đại học Minnesota( Mỹ) sử dụng phương pháp chụp cảm ứng từ( MRS) để nhận dạng ung thư vú. Công việc này gần giống như phương pháp chụp cắt lớp MRI (sử dụng sóng radio để ghi lại những hình ảnh bên trong cơ thể, giúp phân biệt mô khỏe và mô bệnh), không phải xâm nhập vào bên trong cơ thể mà lại cho kết quả chẩn đoán khá chính xác bệnh ung thư vú.
Trong trường hợp này, phương pháp MRS dùng kiểm tra lượng choline (tCho - một hóa chất có mặt trong các tế bào ung thư) trong các mô ngực. Các mô, khối u ác tính có lượng Cho cao hơn những mô, khối u lành tính.
Với phương pháp này, chỉ sau vài phút sẽ có kết quả, rất chính xác và không gây bất kỳ sự khó chịu nào; và không cần tiến hành làm sinh thiết. “Sử dụng các đặc tính từ trường và phương pháp kỹ thuật quang phổ này có thể cung cấp một phương pháp tiến bộ để chẩn đoán ung thư vú để từ đó có phương pháp điều trị sớm hơn”, Giáo sư Michael Garwood cho biết.